Cây canh châu còn gọi là chanh châu, trân châu, klim châu, khan slan, xích chu đằng, tước mai đằng.
Tên khoa học Sageretia theezans
Thuộc họ Táo ta Rhamnaceae.
Dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống.
Cây Canh châu
Canh châu là một cây nhỏ có cành mang gai ngắn, cành non hơi có lông. Lá dai cứng ở phía trên mọc đối, phía dưới mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài 10cm, rộng 8-35mm, mép có răng cưa nhỏ, phía đầu nhọn hơi tù, phía cuống hơi tròn. Hoa mọc thành bông ở ngọn hay kẽ lá, bông dài 2.5-5cm, đài hoa màu lục trắng, khi còn non có phủ lông mịn, cánh hoa so với đài hoa rất nhỏ. Quả hình cầu, đường kính 4-6mm, khi chín có màu đen nhạt, còn vòi và đài tồn tại.
Hạt 1-3 có vỏ ngoài màu xám nhạt, nhẵn bóng.
Cây canh châu thường mọc hoang và được trồng quanh nhà ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn mọc ở miền Nam Trung Quốc.
Quả ăn được, thường chỉ hái cành hay lá về phơi hay sấy khô.
Tác dụng chữa bệnh thuỷ đậu của cây canh châu
Nhân dân ta thường dùng cành lá sắc với nước cho trẻ con mắc bệnh canh châu uống. Hoặc đun nước lau cho trẻ phòng sởi, đậu. lần đầu cho bé uống 1 ít. Đồng thời nếu có nhiều thì đốt lửa bằng cây canh châu cho các bé sưởi ấm. Nhưng phải tránh ra gió và nước (nước đun lá cây canh châu thì dùng được) nếu không tránh được thì trẻ phát rất nhanh đó. Lá tươi nấu tắm rửa ghẻ lở.
Một số nơi dùng cành và lá trộn với lá vối hoặc nấu nước uống thay lá vối hàng ngày. Quả có thể ăn được vị chua hơi ngọt.
Thông qua bài viết Tác dụng chữa bệnh thuỷ đậu của cây canh châu hy vọng giúp bạn hiểu rỏ hơn về loại cây canh châu chữa thuỷ đậu này nhé. Bệnh thuỷ đậu ai cũng bị một lần trong đời, tuy nhiên đã có vacxin phòng thuỷ đậu, nếu có điều kiện bạn nên cho trẻ đi chích ngừa thuỷ đậu để tránh bị bệnh nhé. Chúc bạn khoẻ mạnh.